A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch phát triển giáo dục trường trung học phổ thông Văn Lâm giai đoạn 2021 - 2025, một số định hướng đến năm 2030

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030   Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX.

Thực hiện Công văn số 284/SGDĐT-KHTC ngày 21/02/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh. Trường THPT Văn Lâm ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021- 2025, một số định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Trường THPT Văn Lâm được thành lập ngày 21 tháng 6 năm 1966 với tên gọi là trường Phổ thông cấp 3 Văn Lâm, đóng trên địa bàn xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.

 Học sinh nhà trường chủ yếu là con em 06 xã phía trong huyện Văn Lâm bao gồm xã: Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Việt Hưng, Đại Đồng, Lương Tài và Minh Hải. Đây là những địa phương thuần nông, ngoài thời vụ, phần lớn phụ huynh học sinh đến các thành phố để kiếm sống. Nhìn chung điều kiện kinh tế còn khó khăn. Tỷ lệ học sinh là con hộ nghèo cao. Trong khi đó đội ngũ giáo viên của nhà trường còn trẻ, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm quản lý giáo dục học sinh còn hạn chế.

Bên cạnh những khó khăn nêu trên, nhà trường cũng có những thuận lợi cơ bản, chúng tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Hưng Yên, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Văn Lâm. Được UBND tỉnh Hưng Yên và Sở GD&ĐT quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học. Đặc biệt nhà trường đóng trên địa bàn có các khu công nghiệp đang phát triển. Đến nay, trường đã khang trang, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp.

 

 

 

1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ vào Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên. Tổng số biên chế của nhà trường được giao là 74 người; trong đó: Cán bộ quản lý 03 người, giáo viên 70 người, nhân viên 01 người. Tổng số người làm việc tại trường hiện có là 72 người trong đó, cán bộ quản lý 03 người, giáo viên biên chế 68 người, giáo viên hợp đồng là 02 người, nhân viên 01 người (Kế toán).

          - 100% giáo viên đều đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 20 người .

          - Số giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên là 22 người, giáo viên giỏi cấp tỉnh là 09 người.

          - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Phần lớn các thầy cô được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường ĐH sư phạm có uy tín trong cả nước, chủ yếu là trường ĐHSP Hà Nội 1, trường ĐHSP Hà Nội 2... Nhiều thầy cô sau khi ra trường đã nhanh chóng khẳng định được uy tín của mình trong học sinh, đồng nghiệp và nhân dân. Thầy, Cô luôn có ý thức tự học, tự đào tạo, tích cực tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học

- Tổng diện tích của nhà trường là 16.525m2 với 01 dãy nhà làm khu hiệu bộ, 03 dãy nhà là khu phòng học và phòng thực hành, trường có cổng, tường rào chắc chắn. Các phòng học, phòng bộ môn, phòng thiết bị, phòng làm việc, thư viện….đầy đủ. Khuôn viên nhà trường được trồng cây xanh với quy hoạch khoa học, cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp. Sân trường đổ bê tông sạch sẽ, có hệ thống ghế đá đảm bảo tốt nơi vui chơi cho học sinh trong giờ nghỉ.

- Có đầy đủ số phòng làm việc, phòng tổ bộ môn, văn phòng Đoàn, Công Đoàn, thủ quỹ, kế toán, y tế học đường, bảo vệ...

- Có 34 phòng học  được trang bị đầy đủ số lượng bàn ghế học sinh, giáo viên, đảm bảo trang thiết bị phòng học đủ cho 34 lớp học 1 ca.

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có các phòng bộ môn phục vụ cho việc dạy và học:  Phòng Tin học, phòng  Lí, Hóa, Sinh, phòng LAP (đã xuống cấp)

- Thư viện của trường đạt danh hiệu thư viện trường học đạt chuẩn.

- Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ hệ thống máy in, máy tính, kết nối internet. Có hệ thống Camera giám sát bố trí hợp lý trong nhà trường để đảm bảo tốt an ninh trật tự.

- Có lán để xe riêng cho giáo viên và học sinh.

3. Qui mô lớp học và số học sinh

Năm học 2020 - 2021 trường có 34 lớp, trong đó có 12 lớp 10, 11 lớp 11 và 11 lớp 12 với tổng số 1341 học sinh. Học sinh của trường hầu hết đều chăm ngoan, tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng vì ngày mai lập thân lập nghiệp. Học sinh tốt nghiệp THPT đạt 100%. Sau khi tốt nghiệp ra trường, học sinh của trường có bản lĩnh vững vàng, có kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học và từ đó các em có thể tiếp tục phát huy năng lực học tập ở các bậc Đại học, Cao đẳng, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và đất nước

4. Chất lượng giáo dục

a) Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục, quy chế chuyên môn:

- Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT. Giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề đều đặn và có chất lượng. Tham gia tích cực các đợt tập huấn chuyên môn, các đợt bồi dưỡng chính trị. Luôn tự học tập nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức.

- Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng tốt CNTT vào dạy học.

- Công tác hội thảo, hội giảng: Hàng năm đều có 100% số giáo viên theo quy định tham gia hội giảng, hội thảo, thi làm thêm đồ dùng dạy học và sử dụng TBDH các khối lớp, có nhiều giáo viên đạt giờ dạy giỏi và xếp thứ hạng cao.

b) Kết quả giáo dục toàn diện năm học 2020 – 2021

* Kết qủa xếp loại Hạnh kiểm:

 

Khối

Tổng số học sinh

Hạnh kiểm

Hạnh kiểm tốt

Hạnh kiểm khá

Hạnh kiểm TB

Hạnh kiểm yếu

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

10

494

460

93,12

33

6,68

1

0,2

0

0,0

11

417

359

86,09

52

12,47

6

1,44

0

0,0

12

430

419

97,44

11

2,56

0

0,0

0

0,0

Tổng

1341

1238

92,32

96

7,16

7

0,52

0

0,0

 

* Kết qủa xếp loại Học lực:

 

Khối

Tổng số học sinh

Học lực

Học lực giỏi

Học lực khá

Học lực TB

Học lực yếu

Học lực kém

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ%

10

494

171

34,62

313

63,36

10

2,02

 

 

 

 

11

417

88

21,1

314

75,3

15

3,6

 

 

 

 

12

430

171

39.77

255

59,3

 

 

 

 

 

 

Tổng

1341

430

32,07

882

65,77

29

2,16

 

 

 

 

 

 

* Học sinh giỏi:

Kết quả thi HSG cấp tỉnh: 01 giải nhì, 03 giải 3, 06 giảo khuyến khích

Hội thi HKPĐT: 01 huy chương vàng, 01 huy chương đồng

Môn Tin học: 01 học sinh được tham dự vòng loại Quốc gia cuộc thi Tin hoc Văn phòng thế giới

* Giáo viên:  3 giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh

5. Công tác quản lý giáo dục

          - Ban giám hiệu nhà trường có 03 người là những đồng chí có năng lực quản lí, có trình độ chuyên môn, đoàn kết, quy tụ được quần chúng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tầm nhìn chiến lược nên quản lí trường học đạt hiệu quả cao.

          - Quản lý tốt theo cả ba hình thức: Quản lý bằng kế hoạch, quản lý bằng thi đua, quản lý bằng pháp chế. Thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, giáo viên và nhân viên.

          - Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện luôn chủ động và có sự điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với tình hình thực tế. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh  nhà trường.

6. Công tác xã hội hoá

Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động các nguồn lực từ học sinh, cựu học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các doanh nhân thành đạt và người con quê hương, các tổ chức xã hội tham gia đóng góp để xây dựng và phát triển nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đóng góp một phần vào thành công của nhà trường trong chặng đường phấn đấu khẳng định và phát triển. Đến nay trường được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08 tháng 10 năm 2021của Tỉnh uỷ; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Xây dựng và phát triển trường THPT Văn Lâm giai đoạn 2021- 2025, một số định hướng đến năm 2030 được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao một cách toàn diện; là trường học có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

 

2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Nhà trường

Xây dựng và phát triển nhà trường ổn định, phát huy hiệu quả những thành tích đã đạt được. Duy trì nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.

2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

          - Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 74 người; trong đó: Cán bộ QL 03 người, giáo viên 70 người, nhân viên 01 người.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019: Đạt chuẩn là 100%, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trên 40%.

- Cán bộ quản lý, giáo viên biết ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ cho giảng dạy và học tập. Giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt tỷ lệ 100%, giáo viên giỏi cấp tỉnh là 15 đồng chí.

- Phấn đấu 100% viên chức xếp loại HTTNV trở lên, trong đó có trên 15% xếp loại viên chức HTXSNV.

- 100% cán bộ giáo viên trong nguồn quy hoạch lãnh đạo quản lý được đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị và quản lý giáo dục.

          2.3. Cơ sở vật chất, công tác xã hội hoá giáo dục

a) Cơ sở vật chất

- Phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 100%. Phòng làm việc, phòng thực hành được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Các phòng tin học, ngoại ngữ, thí nghiệm, thực hành được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại, đạt chuẩn.

- Phấn đấu có nhà tập đa năng, phòng học bộ môn đạt chuẩn; có các công trình vệ sinh đạt chuẩn.

- Hệ thống sân chơi, bãi tập phục vụ các môn TDTT, GDQPAN, các hoạt động giáo dục ngoài trời được nâng cấp, hiện đại, đạt chuẩn.

- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn”; " Trường học thân thiện, học sinh tích cực ".

b) Công tác xã hội hoá

Huy động các nguồn lực từ học sinh, cựu học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các doanh nhân thành đạt và  người con quê hương, các tổ chức xã hội tham gia đóng góp để xây dựng và phát triển trường THPT Văn Lâm là trường học có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

          2.4. Học sinh

          Xây dựng và phát triển nhà trường ổn định về quy mô số lớp từ 34 đến 39 lớp; số học sinh số học sinh từ 1400 đến 1638 học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện, trong tỉnh.

2.5. Chất lượng giáo dục

Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 

a) Chất lượng giáo dục văn hoá

          - Tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi trên 60%, trong đó học lực giỏi trên 8%

          - Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1%, không có h/s xếp loại học lực kém

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ trên 98% trở lên

- Học sinh tốt nghiệp THPT vào các trường Đại học đạt tỷ lệ trên 60%.

- Kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa cấp tỉnh: Phấn đấu có trên 55% học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh đoạt giải.

          - Thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh hàng năm đều có tối thiểu 01 giải

          - Các cuộc thi khác: Tất cả các môn học sinh tham dự hàng năm đều có giải.

b) Chất lượng giáo dục đạo đức

          - Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại khá, tốt trên 95%.

- Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện 100% học sinh có sức khoẻ tốt. Học sinh rèn thói quen cách tự học một cách chủ động sáng tạo.              

3. Định hướng phát triển giáo dục của nhà trường đến năm 2030

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phù hợp với điều kiện tỉnh Hưng Yên có công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước, nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, an toàn và bền vững và đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số.

- Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số.

          - Trường chuẩn quốc gia: Phấn đấu trường Đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2

          - Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019: Đạt chuẩn là 100%, phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 100%; giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt tỷ lệ 70%.

          - Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Phòng làm việc, phòng thực hành, phòng bộ môn được trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học, làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số     

- Công tác xã hội hoá: Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục huy động các nguồn lực tham gia đóng góp để xây dựng và phát triển trường THPT Văn Lâm là trường học có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

- Tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi 100%, trong đó học lực giỏi trên 43%. Không có học sinh xếp loại học lực kém.

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 100%.

- Học sinh tốt nghiệp THPT vào các trường Đại học đạt tỷ lệ trên 70%.

          - Kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa cấp tỉnh: Phấn đấu có trên 70% học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh đoạt giải, có học sinh đạt giải quốc gia.

- Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại khá, tốt đạt 100%.

- Học sinh, được giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kỹ năng sống cơ bản, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào

thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số.

          III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra của Ban Chi uỷ Chi bộ, Ban Giám hiệu trong việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX và việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch  phát triển giáo dục trường THPT Văn Lâm giai đoạn 2021- 2025, một số định hướng đến năm 2030.

- Tiếp tục tham mưu đề xuất với các cấp, các ngành, với địa phương để phát triển giáo dục của nhà trường, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị, quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực để cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác, tự chủ đối với hoạt động chuyên môn thông qua một cơ chế khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá những cống hiến cho sự phát triển giáo dục của nhà trường.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong nhà trường, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn, nhẹ, hiệu quả. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý nhân sự, quản lý điểm, xếp loại học sinh, quản lý thư viện, tài sản nhà trường, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong nhà trường.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Thực hiện chế độ tài chính đúng quy định, chống các hiện tượng lạm thu, thu sai quy định.

- Tích cực đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, kiểm tra đánh giá. Kết hợp giữa kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, tạo nề nếp chủ động trong dạy học và hoạt động thường xuyên, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn; đặc biệt công tác kiểm tra nội bộ trường học.

- Quản lý tốt hoạt động dạy học, hoạt động dạy thêm, học thêm, giáo dục trải nghiệm; tăng cường quản lý chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo hướng chuyên sâu. Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Công khai hóa kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá.

- Xây dựng hệ thống website, zalo, email của nhà trường làm phương tiện cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh cũng như việc công khai các điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn thu của nhà trường. Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội để  xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

2. Duy trì ổn định về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân

          - Làm tốt công tác tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm cho nhà trường ổn định số lớp từ 34 đến 39 lớp; số học sinh số học sinh từ 1400 đến 1638 học sinh và tăng dần về quy mô số lớp, số học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện, trong tỉnh.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự hào, yêu quý nhà trường, tổ quốc. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu, kém còn hạn chế về năng lực nhận thức, kết quả học tập.

           3. Thực hiện đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học

          - Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Hưng Yên. Thực hiện đúng lộ trình đổi mới giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chương trình giáo dục phổ thông  2018 được nhà trường tổ chức triển khai hiệu quả đảm bảo mục tiêu phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, công nghệ, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Đẩy mạnh thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia phù hợp yêu cầu và lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

          - Triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

-  Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn, giúp các em vừa đảm bảo sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và đảm bảo chất lượng giáo dục. Thực hiện dạy học trực tuyến, đào tạo từ  xa; chuẩn hóa hệ thống bài giảng, kho học điện tử chia sẻ theo hướng  tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm với người học, tăng cường khả năng tự học của học sinh. Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp.

  4. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục

- Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, chấm dứt lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực toàn diện; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, học trực tuyến dựa trên nền tảng kỹ thuật số, hệ thống đa phương tiện, chú trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa.

-  Đẩy mạnh giáo dục STEM theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tích cực hướng dẫn học sinh của nhà trường nghiên cứu khoa học;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong dạy, học và công tác giáo dục.  Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập. Dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

- Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học; trang bị đầy đủ sách, tài liệu nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên; thiết bị dạy học, vật tư để dạy thực hành thí nghiệm; khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh như văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thí nghiệm - thực hành, ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ. Tăng cường xây dựng môi trường dạy học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường; tăng cường giao lưu, hợp tác giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, tiếp cận được với mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm bản sắc dân tộc.

- Triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học.

5. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Nâng cao trách nhiệm, niềm vinh dự tự hào về truyền thống nhà trường cho

toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, từ đó mọi thành viên trong Hội đồng sư phạm có ý thức vươn lên đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Giáo viên luôn là tấm gương sáng về tự học, sáng tạo, đạo đức, nếp sống cho học sinh noi theo.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, tận tâm, tận lực với học sinh, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ sung cán bộ trong quy hoạch, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, giáo viên cốt cán làm động lực thúc đẩy chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trên 40%.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến, ứng dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tại nhà trường.

- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng nội bộ tích cực động viên, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi, có năng lực, tận tâm với nghề, yêu trường lớp. Tham mưu với Sở GD&ĐT trong việc tuyển chọn nhân sự, đảm bảo đủ giáo viên của các môn học.

 6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

          - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021- 2025 theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày  26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Làm tốt công tác tham mưu với Sở GD&ĐT, với UBND tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng nhà trường để đạt được các mục tiêu:

+ Phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 100%. Phòng làm việc, phòng thực hành được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

+ Các phòng tin học, ngoại ngữ, thí nghiệm, thực hành được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại, đạt chuẩn.

+ Phấn đấu có nhà tập đa năng, phòng học bộ môn đạt chuẩn; có các công trình vệ sinh đạt chuẩn.

+ Hệ thống sân chơi, bãi tập phục vụ các môn TDTT, GDQPAN, các hoạt động giáo dục ngoài trời được nâng cấp, hiện đại, đạt chuẩn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm, đầu tư, ủng hộ  sự phát triển giáo dục của nhà trường. Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân “Từ xã hội, cha mẹ học sinh, cựu học sinh,…” bằng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tham gia vào việc phát triển nhà trường để xây dựng: Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ thông tin phục vụ dạy và học. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo, các cuộc thi. Phối hợp tốt việc giáo dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn”; " Trường học thân thiện, học sinh tích cực ".

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên và phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Đối với Ban chỉ đạo

Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

 

2.2. Đối với Hiệu trưởng

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; định kỳ rà soát để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và những thay đổi về chính sách của nhà nước.

- Tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

2.3. Đối với các Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức, triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

2.4. Đối với các tổ chức đoàn thể

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và học sinh tích cực thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của nhà trường và Kế hoạch phát triển giáo dục trong từng năm học, làm tốt công tác tham mưu phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

2.5. Đối với tổ trưởng chuyên môn, văn phòng

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

2.6. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ Kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021- 2025, một số định hướng đến năm 2030, Kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để xây dựng Kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng học kỳ, năm học, đề xuất các giải pháp để thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung  cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của nhà trường./.

 

  Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT(để báo cáo và phê duyệt );

- Phòng KH-TC (để báo cáo);

- Chi ủy Chi bộ (để báo cáo);

- Ban chỉ Đạo,BGH (để triển khai thực hiện);

- Các tổ chuyên môn, văn phòng (để thực hiện);               

- Lưu: VT.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đỗ Tiến Thịnh


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Thông báo tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Hưng Yên năm 2023, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Căn cứ Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 02/10/2023 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2023; Thực hiện Kế hoạch số 2347/KH-SGDĐT ngày ...