A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“11G KHÁM PHÁ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM”

 

     “Nước Việt Nam là nước chung của chúng ta…Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”. Đó là lời trích trong Thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, ngày 19-04-1946. Team 11G chúng tớ là những đứa trẻ ham học hỏi, mong muốn được hiểu thêm và gắn kết với 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của cô chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Hà, cô giáo bộ môn lịch sử Bùi Thị Dinh, tập thể 11G đã lên kế hoạch cho một chuyến đi trải nghiệm siêu bổ ích tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!

     Tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy, Bảo tàng Dân tộc học trông rất rộng rãi và khang trang với ba khu vực chính mà chúng tớ được tham quan: tòa Trống đồng, tòa Cánh diều và khu Vườn kiến trúc. Cùng xem chúng tớ đã thu hoạch được những gì nhé! 

T

     Tòa Trống đồng, cũng là nơi chúng tớ tham quan đầu tiên, được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Tày, mô phỏng theo hình chiếc trống đồng của văn minh Đông Sơn. Bước vào bên trong tòa Trống đồng, hình ảnh đầu tiên được thấy là cây Nêu của người Co, cao từ 13-15m. Cây Nêu là trung tâm của lễ hiến sinh trâu, có chức năng làm cột để buộc con trâu tế. Theo đồng bào dân tộc Co, cây Nêu vừa là "cây hoa" trang trí vừa là "cây vũ trụ" liên thông thần linh với con người. 

     Tiếp đó, chúng ta sẽ được tham quan về “trang phục và đời sống” của 54 dân tộc Việt Nam. Tại nơi đây các bạn được khám phá, tìm hiểu và thu thập những kiến thức bổ ích, những hình ảnh chân thật nhất về các dân tộc với các bộ trang phục mang nét độc đáo riêng, những căn nhà, những tập tục mới lạ, đặc sắc. 

 

N

     Ngoài những hiện vật được trưng bày, bảo tàng còn có các bảng thông tin được trình bày rất trực quan và dễ hiểu, được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp nên chúng tớ cũng gặp rất nhiều du khách nước ngoài tới tham quan. 

                                                         (Ảnh đoàn du khách tham quan)

     Một điều mà chúng tớ hết sức hứng thú là tầm quan trọng của những chú voi to khỏe ở Tây Nguyên. Voi được xem như báu vật của gia đình, dù các dịp lễ lớn nhỏ đều có nghi thức cúng cho voi. Voi được chăm sóc vô cùng chu đáo: được ăn cám, đường, uống sữa, chữa bệnh bằng thuốc tây và được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thật là một điều vô cùng mới mẻ!  

T

     Toà Cánh diều - khu giao lưu văn hóa Đông Nam Á và thế giới, được xây dựng từ tháng 6/2007 và hoàn thành vào năm 2013 bởi các kiến trúc sư của Đại học xây dựng Hà Nội. Được mô phỏng theo hình Cánh diều - nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Đông Nam Á. 

T

     Tòa nhà có 4 khu vực tham quan chính: Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và vòng quanh thế giới. Ở khu vực văn hóa Đông Nam Á, chúng tớ được biết thêm về văn hóa, tập tục, lối sống của những quốc gia lân cận. Mỗi vùng miền đều có nét văn hóa riêng, nhưng cũng rất gần gũi với văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là nghệ thuật rối bóng của Indonesia với những con rối dẹt được làm từ da trâu. Bóng của những con rối hiện lên nhờ ánh đèn hắt từ trên cao, kết hợp với lời độc thoại và nhạc phụ họa gamelan tạo nên một nghệ thuật biểu diễn khá đặc sắc. 

C

     Chúng tớ vô cùng thích thú với phòng trưng bày văn hóa Hàn Quốc bởi khu vực chiếu phim hoạt họa về hiện tại, quá khứ của quốc gia này và khu vực trưng bày KPOP - một lĩnh vực mà các bạn trẻ vô cùng yêu thích. Một không gian trưng bày rất sống động, từ các món ăn truyền thống đến cách bày trí bàn ăn, từ không gian nhà bếp đến phòng ngủ, góc học tập của trẻ…đã phản ánh chân thực nhất về cuộc sống của nước bạn Hàn Quốc! Chúng tớ cam đoan rằng, các bạn sẽ phải đứng tần ngần một lúc khá lâu để xem những thước phim phong cảnh xứ Hàn, thật đấy!!!

Đ

     Điểm đến cuối cùng dành cho chuyến tham quan của chúng tớ là Vườn kiến trúc. Tại đây, chúng ta được ngắm nhìn màu xanh của nhiều loại cây cối, có dòng suối nhân tạo chảy về hồ thuỷ đình là nơi biểu diễn rối nước, nơi có 10 công trình kiến trúc dân gian Việt Nam: nhà người Chăm, nhà người Việt, nhà rông Bana, nhà dài Êđê, nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu,…và nhiều trưng bày khác nữa. Chúng tớ dù chưa một lần được đến với bản làng của người dân tộc, nhưng cũng phần nào hình dung được cuộc sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa.

     Ấn tượng nhất trong khu Vườn kiến trúc đó chính là nhà mồ Cơtu. Nhà mồ đối với người Cơtu chính là công trình được yêu thích nhất, nó được coi là bộ mặt của chủ nhà, thể hiện sự giàu sang, tài giỏi. Nhà mồ thoạt nhìn trông rất độc đáo nhưng sâu bên trong lại là nơi ẩn chứa những bí mật về tính cách, sở thích lúc sinh thời của người đã khuất. Nhà mồ không chỉ phản ánh những khía cạnh về xã hội và phản ánh quan niệm cổ truyền Cơ-tu về thế giới bên kia của người chết, mà còn đặc biệt thể hiện đậm nét những đặc điểm tạo hình trang trí và nghệ thuật trang trí dân gian trên gỗ của người Cơ-tu. Nó chứa đựng đồng thời cả những giá trị văn hoá vật thể, cả những giá trị văn hoá phi vật thể của một tộc người.

C

     Chúng tớ được biết rằng, bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động trình diễn văn hóa vào những dịp lễ Tết. Nếu bạn đến tham quan vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu kĩ hơn về các làng nghề thủ công, được chiêm ngưỡng sự khéo léo của các nghệ nhân, …và có thể là trải nghiệm đáng nhớ của chính bản thân bạn khi ghi danh tham gia cùng những người thợ. Có một chút tiếc nuối chúng tớ để dành lại cái hẹn lần sau…!

(Ảnh: Báo Công lý)

V

     Với 3 tiếng ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã cho chúng tớ rất nhiều thông tin kiến thức bổ ích. Chúng tớ muốn nói lời cảm ơn đến cô Nguyễn Ngọc Hà, cô Bùi Thị Dinh, Ban giám hiệu trường THPT Văn Lâm và các bậc sinh thành đáng kính của chúng tớ đã luôn tạo cơ hội để Teams G - K56 được học tập, được thêm hiểu biết về bản sắc dân tộc Việt Nam, được thêm nhiều thông tin hữu ích về truyền thống các nước Đông Nam Á cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Hy vọng rằng 11G chúng tớ sẽ có thêm nhiều chuyến đi hơn nữa!!!

GVCN Nguyễn Ngọc Hà - Tập thể 11GK56

              Một số hình ảnh của buổi Ngoại khóa:  

 

 

Tham gia trò chơi dân gian

Khu nhà mồ

Nhà của người Dao và Hmông

Nhà rông


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Thông báo tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Hưng Yên năm 2023, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Căn cứ Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 02/10/2023 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2023; Thực hiện Kế hoạch số 2347/KH-SGDĐT ngày ...